8 LOẠI TRÀ THẢO MỘC TỐT CHO SỨC KHỎE NÊN UỐNG MỖI NGÀY
Trà thảo mộc được xem là phương thuốc chữa bách bệnh của ông bà ta từ ngày xa xưa. Chiết xuất hoàn toàn tự nhiên lại mang nhiều thành phần có lợi chính vì thế mà hiện nay trà thảo mộc càng được con người sử dụng nhiều hơn. Trà thảo dược cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các hợp chất có lợi khác,... bạn nên uống loại trà này thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Hãy tham khảo 8 loại trà thảo mộc dưới đây và tìm hiểu công dụng của từng loại trà nhé!
Xem video khoá học Trà Sữa Thảo Mộc tại Passion Link
1. Trà tâm sen
Trà tâm sen là loại trà thảo mộc đã khá phổ biến để có được giấc ngủ ngon, kích thích hệ tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm căng thẳng lo âu và bên cạnh đó còn rất tốt cho bệnh nhân bệnh tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu thì trong tim sen có chứa hợp chất có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát sự hấp thụ của glucozo, hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrat.
Theo Đông y, trà tim sen có công dụng dưỡng âm, tính ấm, ích thận. Vì vậy bên cạnh giúp cho bạn có giấc ngủ ngon, tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường thì trà tâm sen còn hỗ trợ hoạt động của thận rất tốt.
Tuy nhiên, trà tâm sen chỉ phù hợp với những người bị nhiệt (nóng trong người), còn với những người trường hợp người đang bị hư nhiệt thì không nên sử dụng trà tim sen, để tránh gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
2. Trà hoa cúc
Từ lâu trà hoa cúc đã được xem như một loại thảo dược có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Một tách trà hoa cúc ấm nóng sẽ giúp bạn điều trị cảm cúm, giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, mát phổi, thanh lọc gan và an thần. Đặc biệt, trà hoa cúc còn hiệu quả với những triệu chứng khô miệng, khô mắt do thời tiết hanh khô của mùa đông gây ra. Ngoài ra trà hoa cúc còn là bài thuốc ngăn ngừa ung thư cực hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra hóa chất apigenin có trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư. Trà hoa cúc cũng có tác dụng đặc biệt đối với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển và ăn uống không đủ chất. Trà hoa cúc nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 - 45 phút sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
3. Trà cam thảo
Trà cam thảo là một loại trà thảo mộc có tính mát, hạ hỏa cho cơ thể, hỗ trợ đường tiêu hóa hạn chế loét lở, bồi bổ cơ thể. Hơn hết, trà cam thảo còn khá phù hợp với nhiều người muốn giảm cân bởi nó còn có tác dụng giảm cholesterol và bảo vệ gan. Mỗi ngày uống trà cam thảo giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Trà cam thảo còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, mỗi ngày chỉ nên dùng không quá hai gói trà thanh nhiệt cam thảo dễ dẫn đến các tác dụng phụ khác.
Lưu ý: Những người không nên dùng trà cam thảo: Người bị viêm thận, người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, bị táo bón lâu ngày, ho nhiều, khó thở.
4. Trà bồ công anh
Vì có vị dễ uống mà trà bồ công anh được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt họ thích kết hợp trà bồ công anh cùng với mật ong hoặc đường. Từ rất lâu ông bà ta đã biết lấy bồ công anh làm thuốc, lá hái phơi khô về dùng dần, hoa sấy khô làm trà. Trà bồ công anh có tác dụng thúc đẩy miễn dịch, các bệnh về tim, và thường trà bồ công anh được điều chế từ hoa, lá, rễ hoặc có thể là dùng toàn bộ cây Bồ công anh.
Khi được pha trong nước nóng, trà bồ công anh tổng hợp được các lượng chất đáng kể như vitamin A, C, D… và các khoáng chất khác. Và điều đặc biệt nhất, trà bồ công anh có tác dụng loại bỏ đường dư ra khỏi cơ thể, cực kỳ phù hợp với những người bị tiểu đường.
5. Trà Gừng
Trà gừng vốn là bài thuốc chống cảm cúm phổ biến trong dân gian từ xa xưa. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh. Ngoài ra nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng còn hạn chế sư lây lan của virus cảm cúm và virus cảm lạnh. Chỉ cần bạn nhâm nhi một ly trà gừng nóng vào mỗi ngày là sẽ giúp phòng tránh các bệnh thường gặp trong mùa đông. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống trà gừng vào sáng hoặc chiều vì nếu uống vào buổi tối sẽ dễ gây mất ngủ đấy!
Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng tránh ung thư, nhất là ung thư buồng trứng. Thật vậy, trong quá trình nghiên cứu cho thấy rằng gừng có khả năng làm biến mất các tế bào ung thư buồng trứng, khiến cho các tế bào này tự tấn công và tiêu diệt lẫn nhau. Gừng còn chứa những chất oxy hóa giúp cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn giảm lượng mỡ thừa đáng kể bám trên động mạch từ đó làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
6. Trà cỏ ngọt
Nếu bạn để ý, trong trà túi lọc atiso thì sẽ thấy thành phần có một ít trà cỏ ngọt, khi trà cỏ ngọt kết hợp cùng với trà atiso giúp hạ nhiệt, lợi tiểu. Trà cỏ ngọt hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, tăng cường sức đề kháng, bổ khí huyết, thanh nhiệt, giảm độc và mát gan. Bên cạnh đó trà cỏ ngọt còn làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của cơ thể, bởi bản thân nó đã có chất đường ngọt tự nhiên.
Hơn hết với những người muốn giảm cân, giảm béo thì đây chính là loại trà thảo mộc mà bạn cần uống mỗi ngày vì trà cỏ ngọt có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ngọt. Lời khuyên không chỉ dành riêng cho người muốn giảm cân mà còn với những người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, nên bổ sung trà cỏ ngọt vào thực đơn uống mỗi ngày để cảm thấy dễ chịu hơn.
7. Trà bạc hà
Trà bạc hà là loại trà thảo mộc quen thuộc hơn hết không chỉ để giải khát mà còn là loại trà giúp phòng ngừa được nhiều bệnh. Vào mùa lạnh, trà bạc hà giúp bạn chống lại các bệnh vặt thông thường như ho khan hay cảm cúm. Một tách trà bạc hà mỗi ngày còn giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, giảm các cơn co thắt ở đường tiêu hóa. Đặc biệt uống trà bạc hà sau bữa ăn còn giảm đầy hơi và cảm giác bồn nôn.
Trà bạc hà chứa các vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng. bạn có thể thêm chút mật ong hay pha cùng trà mạn đều rất ngon. Lưu ý, trà bạc hà KHÔNG dành cho trẻ con hay bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
8. Trà hoa lài (hoa nhài)
Trà hoa lài có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh và cúm. Nhiều người tin rằng, khi súc miệng bằng trà hoa lài có thể ngăn ngừa được bệnh tật và giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn. Ngoài ra, trà hoa lài còn có tác dụng tuyệt vời trong việc an thần, đặc biệt là khi được chiết xuất thành tinh dầu.
Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng mùi của hoa lài làm giảm nhịp tim giúp cho người bệnh có thể trở về trạng thái thư thái, thoải mái nhất. Trong cuộc chiến bệnh tiểu đường, trà hoa lài cũng thể hiện mình là một công cụ có giá trị vì có khả năng chuyển hóa glucose - nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Khuyến khích nên uống trà hoa lài từ 3 - 4 lần trong một tuần và dùng vào lúc sáng sớm khi đã ăn sáng.
Hy vọng qua những chia sẻ của Passion Link, bạn sẽ nâng cao hiểu biết về công dụng của các loại trà. Từ đó, biết lựa chọn và sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất để tăng cường sức khỏe cho bản thân mình!
Anh Chị đang tìm kiếm khoá học mở quán chuyên nghiệp, hãy tham khảo thêm:
- Khoá học Menu Trà Sữa Thương Hiệu
- Khoá học Pha Chế Tổng Hợp mở quán chuyên nghiệp:
- Khoá học Pha Chế Tổng Hợp mở quán cao cấp:
- Khoá học Trà Sữa Trà Trái Cây hiện đại:
- Nguyên liệu pha chế cần thiết để mở quán:
- Nguồn trà ngon để pha trà sữa chuẩn vị:
- Máy móc pha chế cần thiết để mở quán:
Tin tức khác
-
KHUYẾN MÃI KHÓA HỌC TINH HOA PHA CHẾ NGON ĐỈNH CAO – BÍ KÍP MỞ QUÁN TRÀ SỮA & CÀ PHÊ ĐÔNG KHÁCH (24/10)
-
PASSION LINK TUYỂN DỤNG (18/06)
-
LỚP HỌC THỬ (CHỈ 1.5 TRIỆU) - KEM TƯƠI TRÀ SỮA BÁ TƯỚC (29/07)
-
MÓN HOT CÓ HỢP THỜI – LÀM MỚI HAY LẠC HẬU? (21/07)
-
BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA BAEMIN SAU MỘT NĂM VÀO VIỆT NAM (13/06)
-
NGÀY HỘI TRÀ SỮA Ở ĐÀI LOAN, SINGAPORE VÀ NHIỀU NƯỚC KHÁC (27/04)
-
ĐÓNG CỬA VÌ COVID-19, NHÀ HÀNG 5 SAO CŨNG SHIP ĐỒ ĂN ĐẾN TẬN NHÀ (22/04)
-
BÁN HÀNG QUA ĐƠN VỊ TRUNG GIAN, CÓ LỢI HAY PHỤ THUỘC VÀ RỦI RO (18/04)
-
SỞ HỮU HÀNG CHỤC NGHÌN CỬA HÀNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, STARBUCK VẪN CHUYỂN HƯỚNG BÁN ONLINE TRONG DỊCH COVID-19 (18/04)
-
"MÁCH" NHÀ HÀNG, QUÁN CÀ PHÊ CÁC BIỆN PHÁP TỐI ƯU HÓA DOANH THU KHI CHUYỂN SANG BÁN ONLINE GIỮA BÃO "COVID-19" (15/04)