Dạy Pha Chế Trà Sữa Cà Phê Kem

 

BÁN HÀNG QUA ĐƠN VỊ TRUNG GIAN, CÓ LỢI HAY PHỤ THUỘC VÀ RỦI RO

 

Đã đến lúc các nhà hàng truyền thống cần xây dựng một kênh tìm kiếm khách hàng chủ động thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các bên thứ ba như hiện nay.

Bán hàng qua kênh thứ ba như Facebook, Instagram, Grab, Now… đã không còn xa lạ với nhiều nhà hàng truyền thống Việt. Trong đó, không thể phủ nhận những lợi ích mà các đơn vị này mang lại cho các nhà hàng nhỏ lẻ như: gia tăng nhanh doanh số, tiết kiệm chi phí tối ưu cho mặt bằng, phí ship, giao hàng… Tuy nhiên, việc phụ thuộc, coi đây là kênh bán hàng chủ yếu cũng có thể khiến các nhà hàng phải trả giá đắt.

Đã đến lúc các nhà hàng truyền thống cần xây dựng một kênh tìm kiếm khách hàng chủ động thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các bên thứ 3 như hiện nay.

Theo ông Tuấn Nguyễn, Phó Tổng GĐ VCCorp," việc các nhà hàng truyền thống Việt đang phụ thuộc quá nhiều vào kênh bán hàng thứ ba sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may Facebook bị trục trặc, sàn TMĐT bị đóng cửa hay các kênh kia chèn ép về mức chiết khấu... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số của nhà hàng." Cũng theo ông Tuấn, " tốt nhất các doanh nghiệp nên xây dựng kênh bán hàng riêng cho mình, không phụ thuộc vào các bên thứ ba. Đồng thời chỉ coi đây là kênh dẫn khách về trong khi vẫn đảm bảo thu hút khách hàng từ chính kênh mình xây dựng và quản lý"

Cậy dựa vào bên thứ 3, những rủi ro có thể đối mặt

Chịu rủi ro về chia sẻ doanh thu

Thực tế, việc sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ bên thứ ba đồng nghĩa với việc bạn phải chia sẻ một mức lợi nhuận nhất định từ 17-20% tùy vào từng nhà hàng cụ thể. Điều này có nghĩa là nếu lượng đơn hàng lớn, lợi nhuận thu về sẽ khả quan. Tuy nhiên, vào đợt thấp điểm hoặc hạn chế mua hàng do dịch Covid như hiện nay, nguy cơ doanh nghiệp hòa vốn, thậm chí bị lỗ là rất cao. Chưa kể trường hợp các đơn vị thứ 3 có sự thay đổi, tăng mức phí chia sẻ doanh thu, người bị thiệt chắc chắn sẽ là các nhà hàng.

Bị chia sẻ dữ liệu người dùng

Sử dụng các app đặt đồ ăn trực tuyến đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ dữ liệu người dùng. Lấy một ví dụ, bạn là thương hiệu bánh mì rất nổi tiếng với một lượng khách quen đông đảo. Tuy nhiên sẽ ra sao nếu khách hàng này chủ yếu đặt bánh mì của bạn qua app của đơn vị thứ 3- nơi sẽ gợi ý thêm cho họ về các cửa hàng bánh mì khác nữa. Khi đó nghiễm nhiên bạn sẽ phải chia sẻ một phần khách hàng thân thiết cho chính đối thủ của mình.

Khó xây dựng chiến lược Marketing cho riêng mình

Như đã nói ở trên, việc không được quản lý trực tiếp các dữ liệu khách hàng cũng khiến doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc tiếp thị lại, xây dựng mối quan hệ thân thiết với các khách hàng trung thành. Đồng thời, khiến bạn mãi mãi bị lệ thuộc vào các app đặt hàng từ bên thứ ba mà không thể có được tệp khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng chiến lược marketing cho riêng mình.

 

Tin tức khác

Đăng ký khóa học

 
 

Gọi tư vấn

Chat Zalo