CHI PHÍ MỞ QUÁN TRÀ SỮA NHỎ - 2 MÔ HÌNH KINH DOANH QUÁN TRÀ SỮA NHỎ VÀ VỪA PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
Chi phí mở quán là vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những ai đang chuẩn bị kinh doanh trà sữa. Trên thực tế, các quán trà sữa đang trở thành mảnh đất màu mỡ được vô vàn người tranh nhau canh tác. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng gặt hái được thành công. Am hiểu thị trường từ đó đưa ra sự lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nguồn vốn đang có là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang nắm trong tay số vốn không quá lớn thì bắt đầu từ một quán trà sữa quy mô nhỏ gọn là sự lựa chọn thích hợp để bước đầu gia nhập thị trường tiềm năng này.
Xem video Lớp học pha chế tổng hợp kinh doanh mở quán tại Passion Link!
Xem thêm các khoá học dạy pha chế mở quán tại đây:
- Khoá học pha chế Tổng Hợp Mở Quán Cà Phê Trà Sữa:
- Khoá học pha chế Trà Sữa Trà Trái Cây hiện đại:
- Khoá học Menu Trà Sữa Thương Hiệu:
Chi phí mở quán trà sữa nhỏ có thể dao động từ 10 - 70 triệu đồng tuỳ thuộc vào diện tích mặt bằng, trang thiết bị pha chế, nội thất,... Về cơ bản, có thể chia các chi phí trên thành hai mức đầu tư cho mô hình quán trà sữa nhỏ như sau:
1. Chi phí mở quán trà sữa quy mô từ 10 - 30 triệu
Chi phí mở quán trà sữa dưới 30 triệu có thể xem là mức đầu tư thấp nhất để gia nhập thị trường đồ uống hấp dẫn này. Mức chi phí này sẽ phù hợp với mô hình trà sữa xe đẩy take away hướng đến những khách hàng có nhu cầu mua mang đi. Với một chiếc xe đẩy được trang bị đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu pha chế... bạn có thể phục vụ cho một lượng khách hàng lớn mà không bị hạn chế không gian.
Chi phí mở quán trà sữa xe đẩy đơn giản nhất sẽ rơi vào khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng, bao gồm:
- Xe đẩy: 4 – 9 triệu (tùy theo mức độ phức tạp của thiết kế, gồm cả bảng hiệu và menu lớn đi kèm)
- Thùng đựng đá: 150.000đ - 300.000đ
- Khăn lau: 35.000đ/3 cái
- Ly: ly nhựa nắp cầu 500k/thùng hoặc ly giấy 800k/thùng
- Ống hút: 50.000đ - 80.000đ/kg
- Muỗng nhựa: 60.000đ - 75.000đ/5 bịch
- Bao mủ đựng ly: 40.000đ/kg
- Đồng phục (Áo, tạp dề,...): 200.000đ - 400.000đ/ 2 bộ (tùy vào nhu cầu đặt).
- Nguyên liệu (trà, đường, sữa... ): 5 - 6 triệu.
- Dụng cụ, máy móc pha chế khác như máy đánh trứng, ca đong, … (có thể có hoặc không tùy theo quy mô): 2 – 3 triệu.
Do tính lưu động của mô hình trà sữa take away, bạn nên tận dụng những tuyến đường đông đúc, những địa điểm có mật độ giao thông cao như trường học, khu dân cư, khu vui chơi... để buôn bán. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng cho phép tự do buôn bán mà không có “trật tự ghé thăm”, hay không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được điểm dừng chân gần khu vực đông khách. Thế nên, việc lựa chọn một địa điểm cố định để làm bến đỗ cho chiếc xe trà sữa của bạn là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể thuê một mặt bằng vỉa hè nhỏ có thể kê từ 5 – 10 chiếc bàn cạnh xe đẩy để phục vụ khách tại chỗ và cũng có nơi để khách ngồi đợi lấy đồ uống. Khi đó, ngoài các khoản chi phí kể trên, bạn còn cần phải trả thêm các chi phí sau:
- Mặt bằng vỉa hè: 1 - 2 triệu.
- 5 - 10 bộ bàn ghế (bộ 1 bàn 4 ghế): 1 - 2 triệu.
- Khay bưng nước: 50.000đ – 100.000đ/ 2 cái
- In menu: 50.000đ -100.000đ
Như vậy, ước tính tổng chi phí mở quán trà sữa take away thông thường rơi vào khoảng từ 10 đến dưới 30 triệu đồng. Với mô hình kinh doanh trà sữa dạng xe đẩy này, bạn cần phải tạo được ấn tượng với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì thế, đầu tư cho phần nhìn là không thể thiếu để tăng tỷ lệ thu hút khách hàng đi ngang qua. Hãy tô điểm cho chiếc xe đẩy của bạn thật bắt mắt, trang trí bảng hiệu ấn tượng và trình bày menu rõ ràng đẹp mắt.
Ngoài ra, đẩy mạnh kinh doanh online là không thể thiếu để không phải thụ động trong việc được khách hàng lựa chọn. Ngoài xây dựng truyền thông mạng xã hội, bạn hãy liên kết với các app order online như Grab Food, Baemin, Loship... để mang những ly trà sữa đến tận tay khách hàng mà không cần thông qua hình thức bán hàng trực tiếp. Khi đơn hàng tăng lên, các shipper ghé đến chiếc xe đẩy của bạn nhiều hơn cũng sẽ thu hút sự chú ý của các khách vãng lai. Điều này sẽ thúc đẩy tăng doanh số cả online và offline.
2. Chi phí mở quán trà sữa quy mô 50 - 70 triệu
Với mức chi phí từ 35 – 50 triệu, bạn có thể mở một quán trà sữa với quy mô nhỏ gọn khoảng 25 - 30m vuông, khả năng phục vụ khoảng 20 – 30 khách trong một lượt. Vì vốn đầu tư không nhiều nên bạn cần phải tính toán chi phí kỹ càng từng hạng mục để có thể tận dụng hiệu quả số tiền trong tay.
Việc lựa chọn mặt bằng là vô cùng quan trọng, với số vốn có hạn chắc chắn rằng bạn sẽ không thể thuê mặt bằng trên các con đường lớn có mật độ giao thông cao, nhưng cho dù chỉ có thể thuê mặt bằng ở các con đường nhỏ hay ngõ hẻm, bạn cũng hãy cố gắng tìm một vị trí thoáng đãng dễ qua lại, ánh sáng tốt, bên trong sạch sẽ ngăn nắp để không phải tốn quá nhiều chi phí sửa sang lại.
Việc lựa chọn mặt bằng là vô cùng quan trọng, với số vốn có hạn chắc chắn rằng bạn sẽ không thể thuê mặt bằng trên các con đường lớn có mật độ giao thông cao, nhưng cho dù chỉ có thể thuê mặt bằng ở các con đường nhỏ hay ngõ hẻm, bạn cũng hãy cố gắng tìm một vị trí thoáng đãng dễ qua lại, ánh sáng tốt, bên trong sạch sẽ ngăn nắp để không phải tốn quá nhiều chi phí sửa sang lại.
Với số tiền đầu tư từ 35 – 50 triệu, đây có thể xem là mức chi phí tiết kiệm nhất để sở hữu một quán trà sữa đúng nghĩa. Thế nhưng cho dù quán trà sữa của bạn có nhỏ cũng phải thật “ra dáng” chứ không thể làm qua loa lấy lệ. Về cơ bản, để mở một quán trà sữa nhỏ cần phải chi trả vào các khoản sau đây:
Chi phí thuê mặt bằng: 7 – 10 triệu/tháng (chưa bao gồm tiền cọc).
Chi phí trang trí và sửa sang lại quán: 3 - 5 triệu.
Chi phí bàn ghế: Có thể lên các trang thanh lý để mua được với giá rẻ hơn. Bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là sử dụng bàn ghế sắp xếp một cách hợp lý để tiết kiệm không gian, hoặc lót thảm toàn bộ mặt bằng và sử dụng bàn thấp cùng đệm lót để trở thành không gian ngồi bệt.
- Với phương án sử dụng bàn ghế: Cần mua khoảng 10 chiếc bàn và 30 chiếc ghế (nên mua theo bộ để được giá tốt hơn): 3 - 4 triệu.
- Với phương án ngồi bệt: Cần mua khoảng 10 chiếc bàn thấp (từ 850.000đ – 1 triệu) và 30 đệm lót (200.000đ – 250.000đ), lót thảm trên sàn (500.000đ – 750.000đ): Tổng cộng chi phí từ 1.6 triệu – 2 triệu.
Chi phí cơ sở vật chất
- Quạt gió: 600.000đ – 800.000đ/2 chiếc.
- Wifi: 350.000đ - 450.000đ.
Chi phí dụng cụ pha chế, vật dụng cần thiết:
- Ly nhỏ phục vụ khách uống trà: 150.000đ/30 chiếc
- Ly nước (đựng trà sữa, trà trái cây...): 900.000đ/30 chiếc
- Ly nhựa nắp cầu (bán mang đi): 500.000đ/1000 chiếc.
- Tủ lạnh để nguyên liệu: 5.000.000đ – 7.000.000đ
- Ống hút: 500.000đ/10kg.
- Muỗng nhựa: 45.000đ/300 cái
- Bao đựng ly: 200.000đ/5kg
- Bình đựng trà giữ nhiệt: 600.000đ – 800.000đ/2 cái
- Khay bưng nước: 50.000đ – 100.000đ/2 cái
- In menu: khoảng 200.000đ - 500.000đ
Chi phí nguyên liệu pha chế (trà, sữa, siro, đường…): 10 – 15 triệu.
Chi phí cho các dụng cụ máy móc pha chế khác: như máy xay sinh tố, máy ép chậm, máy nước nóng, máy dập nắp ly... Tùy theo số vốn hiện có cùng với menu đồ uống mà quán hướng tới, có thể sử dụng một số máy móc dụng cụ này này hoặc không cần sử dụng: chi phí này sẽ khoảng 10 – 15 triệu.
Như vậy, tổng chi phí để mở một quán trà sữa nhỏ sẽ rơi vào khoảng 50 – 70 triệu. Do không gian phục vụ khá hạn chế nên bạn cần phải chú trọng vào việc xây dựng menu đồ uống độc đáo đồng thời tạo phong cách riêng cho quán để thu hút khách hàng. Trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing, bạn có thể bắt trend “trà sữa núp hẻm” đánh vào tâm lý những quán càng ít người thấy thì càng là “kho báu” để kích thích sự tò mò của khách hàng và tăng tỷ lệ ghé quán. Thêm vào đó, bạn còn có thể đưa ra các dịch vụ cho thuê không gian quán để tổ chức các sự kiện nhỏ, các buổi offline, workshop nhỏ... của các câu lạc bộ, hội nhóm,… Ngoài ra, chú trọng kinh doanh online và liên kết với các app order cũng là lộ tuyến bạn không thể bỏ qua để doanh thu không bị giới hạn chỉ trong số lượng khách hàng đến quán trực tiếp.
Tóm lại, với mức đầu từ không quá 70 triệu, các mô hình xe đẩy take away và quán trà sữa nhỏ gặp khá nhiều hạn chế về không gian phục vụ và khó có được lượng khách hàng ổn định trong thời gian đầu. Do đó, các chủ quán phải có một kế hoạch xây dựng và phát triển quán trà sữa thật chặt chẽ. Hãy đầu tư cho menu đồ uống thật độc đáo, chú trọng hương vị để gây ấn tượng với khách hàng ngay từ lần đầu từ đó tăng tỷ lệ ghé quán vào những lần tiếp theo. Xây dựng chiến lược Marketing lâu dài, lựa chọn nguyên liệu và định giá đồ uống thật hợp lý...
Để có thể “đánh bàn tính” kỹ càng tất thảy những kế hoạch trên, chắc chắn chủ quán cần phải bỏ ra rất nhiều công sức. Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ và tự tin để mở một quán trà sữa bài bản thì cũng đừng vội bỏ cuộc. Hãy tìm hiểu và học hỏi các kiến thức còn thiếu sót ở cơ sở dạy pha chế mở quán chuyên nghiệp – Nơi mà các chủ quán tương lai sẽ được rèn luyện để nâng cấp kỹ năng pha chế, được hướng dẫn cách lập kế hoạch Marketing và vận hành quán trà sữa hiệu quả, đồng thời sở hữu các kiến thức quý báu từ cách lựa chọn nguyên liệu đến cách xây dựng một menu đồ uống hấp dẫn và định giá phù hợp với mô hình quán.
Với nhiều năm giảng dạy cùng cộng đồng học viên đông đảo trong và ngoài nước, Passion Link sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng pha chế và thu hút khách hàng về quán.
Tin tức khác
-
MỞ QUÁN CÀ PHÊ BỘI THU LỢI NHUẬN MÙA BÓNG ĐÁ - EURO 2024 (21/06)
-
THẮNG LỢI TRONG KINH DOANH ĐỒ UỐNG NĂM 2024 – ĐỪNG BỎ QUA 3 XU HƯỚNG DƯỚI ĐÂY (05/03)
-
5 Ý TƯỞNG KINH DOANH ẨM THỰC HỐT BẠC CUỐI NĂM (15/11)
-
NGÀNH F&B GIAI ĐOẠN 2019 - 2022: PHÁT TRIỂN VÀ THÁCH THỨC (09/10)
-
5 LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU KHÔNG THỂ BỎ QUA (07/10)
-
Ô LONG SỮA Ô LONG LÀI SỮA - CÔNG THỨC PHA CHẾ - SỨC HÚT ĐẶC BIỆT ĐẾN TỪ TRÀ Ô LONG ĐẶC SẢN (29/03)
-
XU HƯỚNG HEALTHY DRINK ĐÃ MANG ĐẾN CƠ HỘI GÌ CHO CÁC CHỦ QUÁN KINH DOANH ĐỒ UỐNG? (11/03)
-
3 Ý TƯỞNG KINH DOANH QUÁN CAFE GIÚP CHỦ QUÁN HỐT BẠC TRONG NĂM 2023 (15/02)
-
HỐT BẠC CUỐI NĂM VỚI 5 MÔ HÌNH KINH DOANH QUÁN CAFE SAU ĐÂY (08/11)
-
MỞ QUÁN TRÀ SỮA HÚT KHÁCH NƯỜM NƯỢP – ĐỪNG BỎ QUA 6 YẾU TỐ SAU (27/12)