KINH NGHIỆM MỞ QUÁN CÀ PHÊ, TRÀ SỮA BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Khi chọn đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đang có trong đầu ý tưởng kinh doanh cà phê, trà sữa. Tuy nhiên những câu hỏi như: Mở quán cà phê trà sữa cần chuẩn bị những gì? Chi phí mở là bao nhiêu? Kinh doanh quán cà phê, trà sữa có khó không, cần kinh nghiệm hay không? Đây luôn là những câu hỏi khó với những người mới bắt đầu. Vậy nên mình xin chia sẻ kinh nghiệm khi mở quán cà phê, trà sữa sẽ cần những gì.
1. Nghiên cứu thị trường quán cà phê, trà sữa bạn sắp đặt chân vào.
Ông bà ta có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu thị trường cũng như vậy, bạn phải có kế hoạch nghiên cứu cụ thể từng bước, bước đầu tiên là gì, cần chuẩn bị những công cụ như thế nào? Khi hiểu được thị trường mục tiêu, xác định được nhóm đối tượng khách hàng hướng đến, bạn sẽ lên được kế hoạch chi tiết để nhắm thẳng vào nhóm đối tượng đó.
Việc nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thông qua các công ty bán báo cáo nghiên cứu thị trường hoặc thực hiện theo đối thủ. Cho dù hình thức nghiên cứu là truyền thống hay qua các công cụ Internet thì báo cáo nghiên cứu vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu như: độ tuổi người khảo sát, giới tính, công việc, mức thu nhập hàng tháng, chi phí họ bỏ ra để giải trí, vị trí địa lý, v.v…
Rất nhiều người bỏ qua bước này mà nhảy ngay vào việc xây dựng luôn ý tưởng kinh doanh quán. Đó cũng chính là nguyên nhân thất bại và thua lỗ của một số quán cà phê, trà sữa.
2. Chọn quy mô, hình thức cho quán cà phê, trà sữa của bạn
Hiện nay, kinh doanh cà phê, trà sữa có rất nhiều mô hình với những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Bạn cần lựa chọn một loại hình phù hợp với những gì bạn đang có. Sau đây là một số loại hình phổ biến hiện nay đối với kinh doanh cà phê trà sữa.
- Quán cóc vỉa hè: Đây là loại hình được nhiều người lựa chọn vì bỏ ra vốn ít, chi phí, rủi ro thấp. Nếu số vốn ban đầu ban đầu của bạn khiêm tốn hoặc sợ rủi ro thì đây là loại hình bạn nên chọn.
- Take away: Loại hình kinh doanh này chủ yếu hướng tới khách hàng mang đi không có nhu cầu ngồi lại quán, thích hợp với dân công sở, các bạn trẻ không có nhiều thời gian. Ưu điểm của loại hình này là vốn bỏ ra thấp, không phải đầu tư cho cơ sở vật chất như bàn ghế, tách,... Nhưng đó cũng chính là nhược điểm, bởi vì vốn đầu tư ít nên mức độ cạnh tranh khá gắt gao, nhất là loại hình cà phê, trà sữa xe đẩy.
- Quán sân vườn: Loại hình này kén người đầu tư vì số vốn lớn , cần mặt bằng rộng, trang trí cầu kì,... Tuy nhiên loại hình này được rất nhiều khách hàng ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu thích. nếu chất lượng sản phẩm của bạn tốt nữa thì việc thu hồi vốn là chuyện rất nhanh. Bên cạnh đó loại hình này có thể kết hợp với việc bán đồ ăn sáng, ăn vặt khá thành công.
- Quán nhượng quyền: Loại hình này đang là xu hướng ở các thành phố lớn. Ưu điểm là bạn sẽ không cần tốn quá nhiều tiền xây dựng thương hiệu và được hưởng nguồn khách trung thành với thương hiệu đó. Còn nhược điểm là nếu thương hiệu bạn mua chất lượng đi xuống hoặc gây ác cảm cho người tiêu dùng, thì quán của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
3. Lập kế hoạch kinh doanh và bảng tài chính cho quán cà phê, trà sữa
Bất kể công việc gì cũng vậy, muốn thành công phải lập được bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết cụ thể từng bước. Tất nhiên khi lập kế hoạch kinh doanh chỉ là hình thức giấy bút, nếu không vẽ cụ thể những bước bạn cần thực hiện, bạn không biết bắt đầu từ đâu kết thúc như thế nào và hiệu quả ra sao.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như: ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh, phân bổ ngân sách, lựa chọn địa điểm và concept trang trí, lên menu và tìm nhà cung cấp, v.v… kế hoạch kinh doanh càng chi tiết bạn càng dễ thực hiện.
Bên cạnh đó tài chính là yếu tố quyết định ý tưởng kinh doanh quán cà phê, trà sữa của bạn có thành hiện thực hay không. Bạn cần lập ra một bảng tài chính rõ ràng, chi tiết cụ thể để có thể biết được quán có đi đúng hướng ban đầu của mình đã để ra hay không. Có rất nhiều chi phí khi mở quán mà bạn cần phải quan tâm sau đây:
- Chi phí mặt bằng
- Chi phí xây dựng
- Chi phí thiết kế và trang trí nội thất
- Chi phí cho trang thiết bị và dụng cụ
- Chi phí cho nguyên vật liệu
- Chi phí duy trì quán
- Chi phí marketing
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí đăng kí kinh doanh
- Tìm địa điểm mở quán
Địa điểm mở quán chiếm phần lớn trong sự thành công của quán, có nhiều người dù sản phẩm tốt nhưng vẫn phải đóng cửa quán do địa điểm khuất, không có chỗ để xe cho khách, v…v… Bên cạnh đó bạn cũng cần phải hỏi xem địa điểm mình dự định thuê trước đây làm gì? Tại sao họ lại không làm nữa? Nguyên nhân do đâu? Để từ đó bạn có những đánh giá chính xác hơn liệu địa điểm này có hợp với quán cafe của mình hay không?
Vì vậy khi lựa chọn địa điểm mở quán bạn cũng cần xem xét nhiều yếu tố như: diện tích, ,chỗ để xe, đối tượng khách hàng, mật độ xe, giá thành,... để có thể chọn được địa điểm mở quán hợp lý.
4. Thiết kế không gian quán cà phê, trà sữa
Ngay khi chọn được địa điểm mở quán thì việc bạn cần làm là thiết kế trang trí quán của mình. Dựa vào ý tưởng ban đầu, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung ra một vài nét hình ảnh của quán bạn rồi. Hiện nay có nhiều thiết kế nổi bật mà bạn có thể tham khảo từ các nhà thiết kế hoặc các quán đi trước. Nên nhớ bạn có thể học hỏi pha trộn để tạo ra nét riêng của quán mình nhưng vẫn phải đảm bảo sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới.
5. Xây dựng menu cho quán cà phê, trà sữa
Đừng nên quá tham lam đưa tất cả vào trong thực đơn vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy rối không biết gọi đồ gì. Từ những thông tin thu được qua việc nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng kết hợp với ý tưởng kinh doanh ban đầu, sẽ giúp bạn biết được mình muốn đưa gì vào trong menu.
Bí quyết để khách hàng nhớ đến là quán của bạn là có một loại thức uống độc đáo mà ở nơi khác chưa có.Menu của quán phải thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường chứ không thể giữ nguyên từ khi mở quán, bạn cũng phải luôn cập nhật để thay đổi đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng. Đồng thời cũng cần thay đổi theo mùa nếu như quán của bạn ở miền Bắc để phù hợp với thói quen khách hàng. Bạn cũng có thể tham khảo nhiều kỹ thuật thiết kế đồ uống trong menu trên mạng hay những người đi trước, nhưng để có được menu mang nét riêng và có những sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng, thì bạn nên tự đi học một khóa pha chế cơ để có thể tự tay mình thiết kế các loại thức uống cho vào menu của quán và bên cạnh đó bạn cũng sẽ dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm của quán khi đến với khách hàng.
6. Chuẩn bị giấy tờ kinh doanh cho quán cà phê, trà sữa
Nhiều người chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh quên mất đi các giấy phép khi mở quán. Cũng như bất kỳ các hình thức buôn bán khác, trước khi mở quán cafe, bạn đều cần một số giấy tờ chứng nhận nhất định. Khi mở quán cà phê, trà sữa bạn cần 3 loại giấy tờ quan trọng sau: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Tránh trường hợp sau này khi đang kinh doanh, lực lượng chính quyền đến và kiểm tra. Trường hợp xấu nhất có thể bạn sẽ phải đóng cửa quán một thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu sau này.
Kinh doanh F&B nói chung và kinh doanh cà phê, trà sữa nói riêng khi bước vào vận hành chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Chính vì vậy khi kinh doanh quán cà phê, trà sữa đòi hỏi bạn phải có những kiến thức, kinh nghiệm nhất định mới có thể thành công. Chúc bạn sớm đạt được ý tưởng mở quán cà phê, trà sữa của mình.
7. Lập kế hoạch Marketing cho quán cà phê, trà sữa
Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mang đến hình ảnh một quán cà phê, trà sữa luôn đẹp đẽ và mới mẻ trong mắt khách hàng, đồng thời duy trì sức hút để độ nhận diện của quán luôn được “giữ lửa” qua thời gian.
Để khách hàng có thể biết đến từ những ngày đầu tiên và tìm đến quán cà phê, trà sữa của bạn, hiển nhiên không thể vắng bóng các hoạt động Marketing.
Để quán cà phê, trà sữa của bạn luôn có sức hấp dẫn đối với khách hàng, hãy lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động Marketing dưới đây một cách thích hợp:
- Tạo nên các chương trình khuyến mãi đa dạng như: mua 2 tặng 1, ưu đãi cho nhóm khách, bán combo với giá tiết kiệm hơn, giảm giá vào ngày đặc biệt trong tuần,... Đồng thời, hãy thường xuyên thay đổi hình thức khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không ngừng theo dõi và cập nhật xu hướng đồ uống của thị trường để update menu, tạo nên các món hottrend với chương trình khuyến mãi đặc biệt cho món mới để thu hút khách hàng.
- Ưu đãi đặc biệt dành cho các khách hàng thân thiết là không thể thiếu. Cũng như sự tác động của các chiến dịch Marketing khác, những khách hàng thân thiết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong viral marketing. Một khách hàng thân thiết có thể mang đến nguồn khách hàng mới đông đảo cho quán cà phê, trà sữa của bạn. Vì thế, hãy chăm sóc thật tốt cho họ bằng các ưu đãi đặc biệt như tặng voucher giảm giá, tổ chức ngày đặc biệt tri ân khách hàng, giảm giá hoặc tặng quà vào sinh nhật khách hàng,...
8. Đầu tư cho chất lượng đồ uống
Không phải là thiết kế quán lung linh hay những chương trình quảng cáo rầm rộ, hương vị đồ uống mới là tiêu chí quan trọng nhất để gây ấn tượng và giữ chân khách hàng.
Một thức uống có hương vị tuyệt hảo không chỉ gây một dấu ấn khó quên cho người uống ngay từ lần đầu thưởng thức mà còn có thể khiến họ lưu luyến và nảy sinh nhu cầu tìm đến quán nhiều lần sau đó.
Vì thế, tạo nên hương vị đồ uống đủ sức khiến khách hàng mê mẩn là điều vô cùng quan trọng nhưng không mấy dễ dàng đối với nhiều chủ quán. Nếu bạn chưa có đủ tự tin để tạo ra hương vị có thể chinh phục mọi khách hàng, bạn có thể tìm thấy bí quyết tạo nên hương vị tiêu chuẩn của các món đồ uống trứ danh thông qua những khoá học pha chế chuyên nghiệp. Tạo nên một hương vị đáng tự hào, bạn không những có ấn tượng đặc biệt, mà nó còn giúp quán của bạn giữ một vị trí vô cùng quan trong trong lòng mỗi khách hàng.
Tham khảo ngay bí quyết pha chế tại các khoá học:
1. Khóa học pha chế Trà Sữa Chuyên Nghiệp "Tại đây"
2. Khóa học pha chế Trà Sữa Thương Hiệu "Tại đây"
3. Khóa học dạy pha chế Trà Sữa Nhà Làm "Tại đây"
4. Khóa học đào tạo chuyên gia trà - Chuỗi thương hiệu nhượng quyền "Tại đây"
5. Khóa học pha chế tổng hợp Mở Quán Cà Phê Trà Sữa Cao Cấp "Tại đây"
6. Khóa học pha chế tổng hợp Mở Quán Cà Phê Trà Sữa Chuyên Nghiệp "Tại đây"
Khoá học Pha Chế Tổng Hợp Mở Quán Cà Phê Trà Sữa
Khoá học Pha Chế Trà Sữa Chuyên Nghiệp
Tin tức khác
-
GIẢI MÃ SỨC HÚT CỦA TRÀ SỮA SỐT KHOAI MÔN - ĐỒ UỐNG HOT TREND GIÚP CHỦ QUÁN THU LỢI NHUẬN KẾCH XÙ (05/11)
-
“ĐU TREND” TRONG KINH DOANH ĐỒ UỐNG - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC? (03/10)
-
ĐÂU LÀ NHỮNG TOPPING TRÀ SỮA XU HƯỚNG NỔI BẬT NĂM 2024? (19/09)
-
MỞ QUÁN CÀ PHÊ BỘI THU LỢI NHUẬN MÙA BÓNG ĐÁ - EURO 2024 (21/06)
-
THẮNG LỢI TRONG KINH DOANH ĐỒ UỐNG NĂM 2024 – ĐỪNG BỎ QUA 3 XU HƯỚNG DƯỚI ĐÂY (05/03)
-
5 Ý TƯỞNG KINH DOANH ẨM THỰC HỐT BẠC CUỐI NĂM (15/11)
-
NGÀNH F&B GIAI ĐOẠN 2019 - 2022: PHÁT TRIỂN VÀ THÁCH THỨC (09/10)
-
5 LƯU Ý KHI NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU KHÔNG THỂ BỎ QUA (07/10)
-
CHI PHÍ MỞ QUÁN TRÀ SỮA NHỎ - 2 MÔ HÌNH KINH DOANH QUÁN TRÀ SỮA NHỎ VÀ VỪA PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY (24/04)
-
XU HƯỚNG HEALTHY DRINK ĐÃ MANG ĐẾN CƠ HỘI GÌ CHO CÁC CHỦ QUÁN KINH DOANH ĐỒ UỐNG? (11/03)