QUÁN TRÀ SỮA KUMANTHONG - MÔ HÌNH TRÀ SỮA “TÁO BẠO”
Việc nghĩ ra những cách thức mới lạ để thu hút khách hàng đến uống trà sữa của các chủ kinh doanh quả thực là ngày càng táo bạo. Gần đây, giới trẻ đang xôn xao về mô hình trà sữa Kumanthong - sử dụng búp bê bùa ngải của Thái Lan để lôi kéo khách hàng. Điều này gợi lên một sự khác thường táo bạo và có phần đáng sợ trong tư tưởng người trẻ.
Hình 1. Quán trà sữa Kumanthong
Kumanthong với tên gọi khác là Quỷ Linh Nhi được biết đến là một loại búp bê chứa bùa chú được làm từ các bộ phận trên cơ thể của trẻ sơ sinh đã chết và được đem về nuôi như một đứa bé thực thụ. Trào lưu Kumanthong đã tồn tại ở thời Ayutthaya từ năm 1351 tới năm 1767 tại Thái Lan. Từ năm 2016, người dân Thái Lan lại trỗi dậy phong trào nuôi Kumanthong với niềm tin rằng có thể đem lại may mắn và tài lộc.
Có lẽ xuất phát từ niềm tin trên, các chủ quán trà sữa đã dùng đến kumanthong như một cách thức tâm linh để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Việc gây chú ý bằng hình thức này nhằm mục đích gợi sự tò mò của các bạn trẻ để họ tìm đến và sử dụng thức uống, tăng doanh thu cho cửa hàng.
Hình 2. Địa chỉ quán trà sữa Kumanthong
Quán trà sữa đã mở ra hình thức kinh doanh “đáng sợ” này tọa lạc trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8. Thoạt nhìn, quán không có gì khác biệt so với các quán trà sữa thông thường, nhưng khi đi vào bên trong, quán lại được trưng bày rất nhiều loại búp bê kumanthong do chính chủ nuôi.
Hiện nay, việc sở hữu một kumanthong không phải là quá khó, các chủ cửa hàng có thể lên amazon để đặt hàng về cho mình. Giá của một kumanthong dao động từ 300 nghìn đến 3 triệu đồng tùy vào chất liệu, độ tinh xảo và quyền năng được phù phép trong nó. Các kumanthong bán trên amazon được chính tay các nhà sư nổi tiếng Thái Lan chế tác.
Hình 3. Mô hình trà sữa Kumanthong.
Tuy nhiên, các nhà tâm linh cho rằng, kumanthong vốn mang trong mình ý nghĩa “nhân - quả”, việc lạm dụng có thể gây xúc phạm đến tâm linh và đem đến hậu quả khó lường cho người sử dụng nó. Dưới góc nhìn của những người làm kinh doanh, việc sử dụng yếu tố tâm linh để thu hút khách hàng hoàn toàn không mang lại kết quả lâu dài. Và hơn thế, khi phong trào đến tai các nhà chức trách cũng như hội văn hóa phật giáo Việt Nam thì việc này có thể đem đến một số rắc rối cho chủ quán kinh doanh mô hình trên.
Vậy nên, hãy cân nhắc giữa ý tưởng kinh doanh táo bạo và hướng phát triển lâu dài của quán. Bạn nên tìm hiểu thêm các mô hình kinh doanh khác tại đây!
Tin tức khác
-
PASSION LINK TUYỂN DỤNG (18/06)
-
LỚP HỌC THỬ (CHỈ 1.5 TRIỆU) - KEM TƯƠI TRÀ SỮA BÁ TƯỚC (29/07)
-
MÓN HOT CÓ HỢP THỜI – LÀM MỚI HAY LẠC HẬU? (21/07)
-
BƯỚC CHUYỂN MÌNH CỦA BAEMIN SAU MỘT NĂM VÀO VIỆT NAM (13/06)
-
NGÀY HỘI TRÀ SỮA Ở ĐÀI LOAN, SINGAPORE VÀ NHIỀU NƯỚC KHÁC (27/04)
-
ĐÓNG CỬA VÌ COVID-19, NHÀ HÀNG 5 SAO CŨNG SHIP ĐỒ ĂN ĐẾN TẬN NHÀ (22/04)
-
BÁN HÀNG QUA ĐƠN VỊ TRUNG GIAN, CÓ LỢI HAY PHỤ THUỘC VÀ RỦI RO (18/04)
-
SỞ HỮU HÀNG CHỤC NGHÌN CỬA HÀNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, STARBUCK VẪN CHUYỂN HƯỚNG BÁN ONLINE TRONG DỊCH COVID-19 (18/04)
-
"MÁCH" NHÀ HÀNG, QUÁN CÀ PHÊ CÁC BIỆN PHÁP TỐI ƯU HÓA DOANH THU KHI CHUYỂN SANG BÁN ONLINE GIỮA BÃO "COVID-19" (15/04)
-
NỖI ĐAU NGÀNH F&B: GIỮA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH, KHÔNG CÓ LỢI ÍCH NÀO CHO NGÀNH F&B (11/04)