Dạy Pha Chế Trà Sữa Cà Phê Kem

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN, PHA CHẾ CÀ PHÊ PHỔ BIẾN

Chắc hẳn với nhiều người thì một tách cà phê chào buổi sáng mang đầy năng lượng và tỉnh táo đã không còn quá xa lạ. Cà phê được coi là cầu nối cho những buổi nói chuyện, gặp gỡ bạn bè và khách hàng. Với nhiều người thì lựa chọn tự tay chế biến cà phê tại nhà, nhưng một số khác lại thích những hương vị đến từ những tách cà phê đã pha sẵn. Mỗi cách chế biến, pha chế khác nhau sẽ tạo nên những hương vị khác nhau điều này giúp tạo nét riêng của mỗi người. Và đây là điều khiến cho khách hàng thích thú và lui tới quán thường xuyên hơn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp chế biến và pha chế cà phê phổ biến hiện nay.
Đầu tiên về phương pháp chế biến, thì hiện nay cà phê thường được trải qua 2 quy trình phổ biến nhất đó là:

1. Rang cà phê

Nhiều chuyên gia về cà phê đã khẳng định rằng: “ Rang cà phê có vẻ như là một công việc dễ dàng nhưng trên thực tế đó là cả một nghệ thuật”. Vậy phải làm thế nào để rang cà phê ngon nhất và rang đúng tiêu chuẩn nhất?Theo các chuyên gia cà phê thì cây cà phê càng ở trên cao thì cho hạt cà phê càng chắc. Độ chắc này quyết định khi rang thì hạt chịu được nhiệt độ cao và chịu thời gian rang lâu hơn. Tùy vào ý muốn của người rang thì độ đậm nhiều hay ít sẽ được được điều tiết lửa và canh nhiệt khi rang.
Sau đây là cách rang cà phê tại nhà mà không cần bạn phải có một chiếc máy rang đắt tiền.
Bước 1: Đặt chảo lên bếp, cho cà phê vào và rang ở lửa vừa phải ( tránh lửa quá lớn sẽ làm cháy cà phê ).
Bước 2: Đảo liên tục cho cà phê chín đều, tránh trường hợp hạt bên dưới đen mà hạt bên trên còn trắng. ( Rang trong 15 phút khi thấy cà phê chuyển dần sang màu nâu đen).
Còn nếu bạn dùng máy rang cà phê thì với thời gian trung bình từ 12 đến 20 phút, phụ thuộc vào loại máy bạn dùng cũng như chất lượng và chủng loại hạt cà phê. Nhiệt độ chế biến phù hợp là từ 180 đến 250 độ C. Khi hạt cà phê bắt đầu nổ lách tách cùng với hương thơm của tinh dầu trong cà phê bắt đầu tỏa ra thì tắt máy để không bị cháy cà phê.
Sau khi rang thì hạt cà phê hương vị được thể hiện qua màu sắc của nó.
Màu nâu nhạt: một mùi hương rất đậm mạnh bay ra. Cà phê giai đoạn này khi pha có nồng độ axit cao.
Màu nâu đậm: dinh dưỡng trong hạt cà phê còn lại rất nhiều, còn giữ lại hầu hết các axit.
Màu nâu sẫm: nồng độ axit có trong cà phê sẽ được thay thế bởi một vị đắng nhẹ. Đôi khi có chút hương vị cay cay.
Màu đen, một chút vị cay và đắng với carbon muội than, mùi vị tương đối mạnh.
Cuối cùng là mang cà phê ra nơi thoáng gió, hoặc dùng quạt cho cà phê nguội đi, điều này giúp cà phê thơm được lâu hơn.

2. Xay cà phê chuẩn ngon

Cách xay cà phê cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị thơm ngon của ly cà phê bạn thưởng thức. Mỗi cảm nhận khác nhau cùng với kinh nghiệm của từng người mà cách xay cũng khác nhau. Điều này sẽ cho ra ly cà phê có màu sắc, hương thơm và mùi vị riêng biệt. Đây cũng chính là bước quan trọng để chiết lọc hương thơm của cà phê.
Mùi vị của cà phê được quyết định bởi các acid và các chất hữu cơ có trong cà phê. Nếu hạt xay quá to hoặc quá nhỏ đều có thể không mang tới hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, dụng cụ pha khác nhau, gu thưởng thức khác nhau sẽ đòi hỏi kích thích riêng biệt.
Tiêu chuẩn của việc xay cà phê đó là: từng hạt cà phê xay phải thật đều, như vậy mới không lãng phí cà phê và phát huy được tối đa hương vị của nó. Sau đây mình xin chia sẻ với các bạn 3 cách xay cà phê đơn giản, đúng chuẩn giúp sở hữu ly cà phê thơm ngon nhất.
Cách 1: Sử dụng cối và chày để giã nhỏ cà phê
Đây là cách xay cà phê đơn giản nhất và hầu hết mọi người đều có thể thực hiện được vì sử dụng các vật dụng dễ kiếm. Ưu điểm của phương pháp này là có thể tự điều khiển được lực của tay để thay đổi kích thước của cà phê, để đạt hiệu quả cao với cách làm này bạn nên giã cà phê thành nhiều đợt, mỗi đợt một ít ( Nếu có cối đá hoặc nhôm thì nên ưu tiên sử dụng ). Sau đó, dùng chày và điều khiển lực giã phù hợp để thu được hỗn hợp cà phê với kích thước như mong muốn. Bạn nên lựa chọn bề mặt bằng phẳng, tốt nhất nên để cối dưới mặt đất để việc giã thuận tiện hơn.
Cách 2: Sử dụng máy xay động cơ điện
Xay cà phê hạt bằng máy xay động cơ điện là cách mà được sử dụng hiện nay. Với phương pháp này bạn sẽ không phải làm thủ công, không phải tốn sức mà chỉ cần sắm một chiếc máy xay, việc nghiền nhỏ cà phê đã có máy xử lý. Ưu điểm của phương pháp này đó là cà phê sẽ được xay rất nhỏ, mịn và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi xay bằng máy bạn sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát kích thước của hạt cà phê. Chính bởi lý do đó, những người thích uống cà phê với hương vị đậm đà, thích pha bột cà phê nhỏ mịn thường sử dụng máy để xay cà phê. Để bột cà phê không bị khét do cháy bởi nhiệt của máy, bạn không nên để máy chạy quá lâu mà nên để máy xay thành nhiều lần và giảm dần tốc độ xay của máy. Sau mỗi lần tắt máy, bạn kiểm tra lại độ mịn của bột cà phê đến khi hài lòng.
Cách 3: Sử dụng máy xay bằng tay
Là một cách xay thủ công, nhưng cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức và việc nghiền cà phê cũng dễ dàng hơn các cách thủ công khác. Khi xay cà phê theo phương pháp này, bạn cho một ít hạt cà phê vào cối sau đó dùng tay quay đều. Cà phê sẽ được máy nghiền nhỏ. Để đảm bảo hạt được xay đều nhau, sau mỗi mẻ xay bạn nên sàng lọc thu lượm bột cà phê đã hoàn thành và tiếp tục xay những phần cà phê còn to bản cho đến hết.
Để mỗi ly cà phê luôn thơm ngon nhất sau khi xay, bạn cần nắm được một số lưu ý về cách xay cà phê hạt.Đối với cách xay cà phê hạt bằng máy xay, cách thực hiện này sẽ làm cho các khí trong cà phê thoát ra nhanh chóng. Do kích thước cà phê càng nhỏ thì khí bay hơi càng nhanh. Do đó, sau khi xay xong bạn hãy sử dụng cà phê ngay để giữ trọn được hương thơm và mùi vị của cà phê. Tốt nhất là sử dụng trước 2 tiếng sau khi xay. Khi xay cà phê, bạn nên thực hiện ở điều kiện môi trường mát mẻ, không quá khô nóng. Vì, khi không khí có độ ẩm quá thấp sẽ làm bột cà phê nhanh chóng bị khô và hỏng.

3. Pha chế cà phê

Tiếp theo, để thưởng thức trọn vẹn tinh hoa của hạt cà phê thì không thể bỏ qua bước pha chế. Hiện nay tại Việt Nam có 2 cách pha chế chủ yếu đó là:

  • Cà phê pha phin
    Nhắc đến cà phê phin, thì đây là cách pha cà phê phổ biến và đã trải qua nhiều thập kỷ nhưng đến nay lối pha chế này vẫn còn được sử dụng và nhiều người ưa thích. Phin pha cà phê thường được dùng trong quán cà phê nhỏ tập trung ít khác, với cách pha vô cùng đơn giản, chỉ cần chờ nước chảy từ từ qua bột cà phê rang xay là được. Với cách này, khách hàng khi đến quán sẽ có thời gian để chờ đợi chiết xuất từ cà phê cũng như thưởng thức một ly cà phê nguyên chất theo một cách riêng.
    Về chi phí để mua một phin cà phê cũng khá rẻ, vì vậy mà người bán có thể trang bị nhiều bộ phin pha chế mà không bận tâm đến giá thành. Nhược điểm của cách pha truyền thống này là tốn nhiều thời gian để đợi lấy nước cà phê, đối với những người bận rộn thì việc thưởng thức cà phê phin khá khó khăn. Bên cạnh đó cà phê cho ra cũng không quá đậm đặc và sánh rất thích hợp thưởng thức vào mỗi buổi sáng.
    Sau đây là các bước giúp bạn có một ly cà phê phin tại nhà nhưng ngon như ngoài tiệm.
    Nguyên liệu:
    Cà phê rang xay: 25 gram
    Nước sôi: 80ml
    Phin cà phê, ly cốc.
    Các pha cà phê phin nhỏ.
    Bước 1: tráng phin qua nước nóng.
    Bước 2: Cho 25 gram cà phê rang xay vào phin rồi đặt lên cốc nhỏ.
    Bước 3: Rót chậm 30ml nước vừa sôi lên khắp bề mặt cà phê.
    Bước 4: Sau 2-3 phút, tiến hành nén nắp gài và châm thêm 50 ml nước sôi rồi đậy nắp và chờ đợi.
    Bước 5: Đến khi cà phê nhỏ gần hết thì ấn chặt nắp gài để chiết xuất hết lượng cà phê còn lại.
    Bước 6: Thêm đá và đường và rồi khuấy đều rồi thưởng thức.
  • Cà phê pha máy
    Những năm trở lại đây, với sự phát triển của công nghiệp thì cà phê cũng bước lên một tầm cao mới. Các quán cà phê chuyên nghiệp bắt đầu sử dụng các loại máy pha cà phê chuyên nghiệp có công suất lớn nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử dụng cà phê. Với hệ thống hiện đại, thiết bị điều khiển thông minh được lập trình sẵn giúp người dùng có thể tiết kiệm được lượng cà phê trong quá trình pha chế, tự động điều chỉnh lượng nước, áp suất nồi hơi, tiết kiệm thời gian giúp cho các barista có thể cùng lúc làm nhiều việc khác nhau trong thời gian đợi máy pha cà phê làm việc. Tuy nhiên khi pha chế với máy đòi hỏi người phải biết cách sử dụng, kỹ thuật, thao tác phải chuẩn xác, bên cạnh đó việc vệ sinh máy cũng rất khó khăn.
    Sau đây là các bước đơn giản để pha chế cà phê bằng máy:
    Bước 1: Khởi động máy pha cà phê từ 20 -30 phút để nước trong nồi hơi và ly cà phê được làm nóng. Khi kim chỉ nhiệt độ ở mức 85 -92 độ C.
    Bước 2: Với máy pha chế cà phê tự động, bạn có thể sử dụng chức năng trên máy có sẵn để xay lượng cà phê phù hợp.
    Bước 3: Dùng temper để nén cà phê.( cùi chỏ, cổ tay và temper phải thẳng hàng. Lần đầu nén nhẹ để cố định mặt phẳng cà phê, sau đó thổi nhẹ để bột cà phê còn dư trên thành tay rơi xuống, tiếp đến nén lần hai với tất cả lực)
    Bước 4: Xả nước khoảng 3-5s trước khi lắp tay pha vào máy để làm sạch group head và ổn định nhiệt độ nước.
    Bước 5: Chiết xuất nghe khi cho tay pha vào máy để tránh cà phê bị cháy. Tách cà phê phải được làm nóng trước khi sử dụng. Thời gian chuẩn từ khi bắt đầu lắp tay cầm vào cho đến lúc nhỏ giọt cà phê đầu tiên là từ 5-8s.
    Lưu ý, khi sử dụng máy cà phê bạn cần chú ý giữ các dụng cụ, phụ kiện luôn sạch sẽ. Ngoài ra máy pha cà phê của bạn phải được làm sạch ít nhất mỗi tháng một lần. Việc này giúp cà phê luôn giữ được vị ngon và tuổi thọ của máy cũng được tăng thêm.
    Trên đây là các phương pháp chế biến và pha chế cà phê phổ biến hiện nay, có lẽ sẽ giúp ích cho các bạn mới có ý định kinh doanh cà phê.

Tin tức khác

Đăng ký khóa học

 
 

Gọi tư vấn

Chat Zalo